Trang chủ

KIỂM CHUẨN XÉT NGHIỆM >> Quản lý chất lượng xét nghiệm
Hướng dẫn viết nội dung của quy trình (SOP) kỹ thuật trong xét nghiệm
Như các bạn đã biết Quy trình thao tác chuẩn (SOP) trong xét nghiệm được chia làm 2 phần là SOP về kỹ thuật và SOP về quản lý. Ở bài viết trước về 5 nguyên tắc cơ bản khi xây dựng SOP mình đã chỉ ra các yêu chung cầu đối với một SOP kỹ thuật cần có 14 nội dung sau:
Nguyên nhân sai số trong xét nghiệm
Trong xét nghiệm nói chung và xét nghiệm y học nói riêng sai số là điều không tránh khỏi thậm chí thường xuyên chúng ta gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến sai số thì nhiều. Mỗi giai đoạn trong xét nghiệm lại có một tỷ lệ và nguyên nhân sai số khác nhau. Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại tỷ lệ và chỉ ra nguyên nhân gây sai số trong xét nghiệm từ đó giúp chúng ta hạn chế được các sai số để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
4 loại sai số thường gặp trong xét nghiệm lâm sàng
Trong các bài viết về chất lượng xét nghiệm trước mình có nhắc tới các loại sai số như sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên… Vậy sai số là gì? Có những loại sai số nào trong xét nghiệm, các nguyên nhân và cách khắc phục các sai số này ra sao? Trong khuôn khổ bài viết hôm nay mình sẽ trình bày cụ thể về các loại sai số này.
Những khái niệm cơ bản trong quản lý chất lượng xét nghiệm
Mình đã nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về các vấn đề xoay quanh quản lý chất lượng xét nghiệm nói chung và kiểm tra chất lượng xét nghiệm nói riêng. Mình nhận thấy nhiều bạn còn bị rối khi hiểu các khái niệm như quản lý chất lượng là gì? Đảm bảo chất lượng là gì? Kiểm tra chất lượng là gì? Nội kiểm là gì? Ngoại kiểm là gì?...
3 giai đoạn trong quy trình đảm bảo chất lượng xét nghiệm
Trong các bài viết trước mình đã trình bày với các bạn các nội dung cơ bản về SOP và cách xây dựng các SOP về kỹ thuật cũng như quản lý. Tuy nhiên SOP chỉ là một phần trong nội dung về đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Nhìn một cách tổng thể về đảm bảo chất lượng xét nghiệm chúng ta sẽ thấy có 3 giai đoạn rõ ràng trong quy trình đảm bảo chất lượng để mang lại kết quả có ích cho bệnh nhân.
6 quy tắc Westgard cơ bản áp dụng trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm
Trong bài viết trước mình đã trình bày về các bước thực hiện kiểm tra chất lượng xét nghiệm. Tuy nhiên sau khi các bạn chạy các mẫu QC xong, kết quả QC đó có được chấp nhận hay không cần phải dựa trên các quy tắc hay còn gọi là luật Westgard. Quy tắc Westgard được giáo sư Jame Westgard xây dựng và đưa ra dựa trên phương pháp thống kê.
6 quy tắc bổ sung của Westgard trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm
Ở bài viết trước mình đã trình bày 6 quy tắc Westgard cơ bản áp dụng trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm. Khi bạn áp dụng được đầy đủ các quy tắc này thì đã đảm bảo chất lượng xét nghiệm của đơn vị bạn rất tốt. Tuy nhiên nếu bạn muốn kiểm soát chất lượng xét nghiệm nghiêm ngặt và linh hoạt hơn bạn có thể áp dụng thêm 6 quy tắc mà mình sắp trình bày dưới đây.
Kiểm tra chất lượng trong xét nghiệm hóa sinh
Đảm bảo chất lượng nhằm tạo điều kiện tối ưu, hạn chế mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong 3 giai đoạn của quá trình xét nghiệm: trước, trong và sau XN, để cung cấp những XN có hiệu quả tối đa cho sức khỏe bệnh nhân và cộng đồng.
5 nguyên tắc cơ bản về xây dựng quy trình thao tác chuẩn (SOP) trong xét nghiệm
Trong bài viết trước 4 vấn đề cơ bản về Quy trình thao tác chuẩn (SOP) trong xét nghiệm  mình đã trình bày những khái niệm ban đầu về SOP như SOP là gì? Tại sao lại cần SOP? SOP giúp ích được gì trong xét nghiệm? Và quản lý SOP thế nào?. Tiếp theo nội dung này hôm nay mình sẽ trình bày về 5 nguyên tắc cơ bản để xây dựng và quản lý SOP trong phòng xét nghiệm. Đây là những nguyên tắc cơ bản nhất bạn cần biết khi muốn xây dựng, quản lý một SOP trong phòng xét nghiệm.
Đảm bảo chất lượng trong xét nghiệm huyết học
Các labo xét nghiệm huyết học lâm sàng đóng một vai trò rất quan trọng, chúng đưa ra những kết quả phân tích có ích cho chẩn đoán, kiểm tra quá trình điều trị, tiên lượng và dự phòng bệnh tật. Như vậy đòi hỏi các kết quả phải đúng, hoạt động labo phải hiệu quả, kinh tế và tuân theo tiêu chuẩn.
Hướng dẫn viết SOP về quản lý trong xét nghiệm
Tiếp theo bài viết hôm trước về hướng dẫn viết SOP kỹ thuật hôm nay mình xin chia sẻ tiếp hướng dẫn để viết SOP về quản lý trong xét nghiệm. Trong xét nghiệm có rất nhiều SOP về quản lý mà các bạn cần xây dựng như: SOP hướng dẫn biên soạn quy trình thực hành chuẩn, SOP kiểm soát tài liệu, SOP kiểm soát hồ sơ, SOP về quản lý nhân sự, SOP đánh gái tay nghề nhân viên, SOP quản lý trang thiết bị, SOP quản lý sinh phẩm và vật tư tiêu hao, SOP quản lý sự không phù hợp, SOP đánh giá sự hài lòng của khách hàng, SOP giải quyết khiếu nại, SOP lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp, SOP bảo mật thông tin, SOP đánh giá nội bộ, SOP hành động khắc phục phòng ngừa...
Phân biệt lệch (Shift) và trượt (Trend) trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm
Trong kiểm tra chất lượng (QC) ngoài 6 quy tắc cơ bản và 6 quy tắc bổ sung của Westgard người ta còn đưa thêm khái niệm về hiện tượng lệch (Shift) và trượt (Trend). Vậy lệch và trượt là gì? Trong bài viết này mình sẽ trình bày về 2 khái niệm này, cách phân biệt chúng, các nguyên nhân dẫn đến 2 hiện tượng này cũng như cách xử lý và đề phòng 2 hiện tượng này.
Hướng dẫn cách kiểm tra và hiệu chuẩn Micropipet bán tự động
Trong bài viết trước mình đã chia sẻ Một số kinh nghiệm khi sử dụng pipet trong phòng xét nghiệm. Ở bài viết đó mình có nhắc tới việc kiểm tra chất lượng của pipet sau một thời gian sử dụng. Vậy làm sao để kiểm tra được chất lượng của pipet và hiệu chuẩn thế nào để pipet được chính xác là câu hỏi mình nhận được rất nhiều từ các bạn đồng nghiệp.
10 bước cơ bản trong quy trình phát máu an toàn
Phát máu an toàn là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình truyền máu lâm sàng. Phát máu an toàn được tiến hành qua 10 bước cơ bản để nhằm mục đích phát được đơn vị máu phù hợp và an toàn cho bệnh nhân về hệ nhóm máu ABO, Rh và phản ứng hòa hợp. Phát máu an toàn phải được thực hiện đúng và đầy đủ tại tất cả các cơ sở y tế có tiến hành hoạt động truyền máu.
9 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đường máu
Xét nghiệm đường máu hay glucose máu là một xét nghiệm cơ bản dùng để đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid (hay cụ thể là glucose). Ngoài ra xét nghiệm còn dùng để theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường. Đây là một xét nghiệm cơ bản có thể thực hiện được tại gần như tất cả các phòng xét nghiệm, thậm chí xét nghiệm còn được thực hiện tại nhà do chính bệnh nhân thực hiện bằng các máy đo đường huyết cầm tay hoặc giấy thử.

Trang [1]| 2 |
0938238868 0938238868Facebook: Thiết-bịvật-tư-hoá-chất-xét-nghiệm-100709545162503/Zalo: 0938238868