Trang chủ

KIỂM CHUẨN XÉT NGHIỆM >> Đào tạo kỹ thuật xét nghiệm
Hướng dẫn trả và tư vấn kết quả xét nghiệm sàng lọc dị tật
Bạn đọc thân mến. Trong bài viết trước về Hướng dẫn sử dụng phần mềm Prisca để tính toán nguy cơ dị tật, sau khi tính toán chúng ta đã có được kết quả xét nghiệm, hôm nay mình sẽ hướng dẫn tiếp các bạn cách trả kết quả xét nghiệm này và tư vấn cho thai phụ về kết quả xét nghiệm sàng lọc này.
6 kinh nghiệm để thực hiện tốt nghiệm pháp Von-Kaulla
Von-Kaulla  là một nghiệm pháp dùng để đánh giá mức độ hoạt động của hệ thống tiêu sợi huyết. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách tạo tủa fibrinogen và các chất hoạt hóa quá trình tiêu sợi huyết (chủ yếu làm plasminogen và t-PA-plasminogen), do đó khi tủa này được làm đông thì quá trình tan cục đông xảy ra rất nhanh do không có chất ức chế quá trình tiêu sợi huyết.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm công thức máu
Hiện nay hầu hết xét nghiệm công thức máu được thực hiện trên các hệ thống máy huyết học tự động. Các hệ thống máy này ngày càng hiện đại và cho kết quả càng chính xác hơn. Hiện nay có 3 nguyên lý chính đang được áp dụng trên các hệ thống máy huyết học tự động gồm: Phương pháp trở kháng, phương pháp Laser và phương pháp phát xạ huỳnh quang.
5 lưu ý để đếm tiểu cầu thủ công chính xác
Trong 3 loại tế bào máu là Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu thì việc đếm tiểu cầu là khó nhất. Ngay cả các hệ thống máy tự động nhiều khi đếm tiểu cầu cũng không chính xác được vì tiểu cầu rất nhỏ, trong quá trình đếm dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như bụi bẩn, mảnh vỡ hồng cầu hoặc xung điện thay đổi. Do vậy nhiều khi bạn phải đếm và kiểm tra lại bằng phương pháp thủ công.
5 kinh nghiệm để nhuộm hồng cầu lưới máu ngoại vi đẹp
Hồng cầu lưới máu ngoại vi là xét nghiệm quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản dòng hồng cầu của tủy xương và khả năng đáp ứng của tủy xương với tình trạng thiếu máu ngoại vi. Xét nghiệm hồng cầu lưới máu ngoại vi là một xét nghiệm quan trọng trong Huyết đồ. Hiện nay có 2 phương pháp làm hồng cầu lưới là làm thủ công và làm bằng máy. Tuy nhiên phần lớn vẫn phải làm thủ công.
7 lưu ý để làm một tiêu bản máu dàn ngoại vi đẹp
Việc tạo một tiêu bản máu ngoại vi là yêu cầu bắt buộc đối với các kỹ thuật viên xét nghiệm. Có thể trong trường các bạn đã được học và biết cách làm nhưng để làm được một tiêu bản máu dàn ngoại đạt tiêu chuẩn và đẹp thì nhiều bạn còn thấy rất khó. Mình thấy có nhiều bạn nhuộm xong tiêu bản bị bong hết, có tiêu bản nhuộm xong thì rất khó quan sát...
Học liên thông Đại học ngành Xét nghiệm
Kỹ thuật viên Xét nghiệm là người làm trong lĩnh vực Xét nghiệm hóa sinh, huyết học, vi sinh, ký sinh, miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử.Nhiều bạn đã học nhóm ngành sức khỏe mà muốn chuyển sang công việc của một Kỹ thuật viên xét nghiệm thì có thể đăng kí học liên thông lên Đại học ngành Xét nghiệm thời gian đào tạo là 3 năm.
15 bước để xét nghiệm tinh dịch đồ thủ công theo WHO 2010
Tinh dịch đồ là một xét nghiệm dùng để đánh giá tổng quát số lượng cũng như chất lượng của tinh dịch, từ đó đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì một kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ phải đảm bảo đủ ít nhất 13 thông số chính sau: Thời gian ly giải, độ nhớt, màu sắc, thể tích, pH, mật độ tinh trùng, tổng số lượng tinh trùng, di động tiến tới, di động không tiến tới, không di động, hình dạng bình thường, tỉ lệ sống và tế bào khác.
Một số lưu ý khi vận hành máy miễn dịch Immulite 2000XPi
Immulite 2000XPi là hệ thống máy miễn dịch tự động khá hiện đại. Hệ thống sử dụng nguyên lý hóa phát quang để thực hiện các xét nghiệm miễn dịch. Các hóa chất được quản lý theo hệ thống kín nhằm đảm bảo tính ổn định và chính xác của xét nghiệm. Nhìn chung hệ thống hoạt động ổn định, tính chính xác cao.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Prisca để tính toán nguy cơ dị tật
Hôm trước mình đã hướng dẫn các bạn cách làm hồ sơ thai phụ xét nghiệm sàng lọcSau khi có hồ sơ chúng ta sẽ tiến hành xét nghiệm trên mẫu máu của thai phụ. Sau khi có kết quả định lượng ta sẽ nhập kết quả cùng các thông tin trong hồ sơ thai phụ vào phần mềm để tính toán xác định nguy cơ dị tật cho thai nhi. 
8 lưu ý khi lấy máu để xét nghiệm tế bào máu (công thức máu)
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hay còn gọi là xét nghiệm công thức máu là một xét nghiệm thường quy tại các phòng xét nghiệm. Gần như tất cả các phòng xét nghiệm đều thực hiện được xét nghiệm này. Xét nghiệm có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy. Tuy nhiên dù làm bằng tay hay bằng máy thì việc lấy máu đều được thực hiện thủ công. Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét nghiệm.
Những kinh nghiệm trong lấy máu tĩnh mạch
Lấy máu tĩnh mạch là công việc bắt buộc của mỗi kỹ thuật viên xét nghiệm. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều khi thực sự lại rất khó. Khó ở chỗ nhiều khi bệnh nhân không hợp tác hoặc mạch của bệnh nhân quá khó để lấy. Với một khoảng thời gian cũng không phải là dài trong việc lấy máu bệnh nhân. Hôm nay mình xin chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong lấy máu tĩnh mạch.
Hướng dẫn cách lấy một số bệnh phẩm cho xét nghiệm sinh học phân tử
Trong bài viết trước về Một số yêu cầu chung với bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm lâm sàng mình cũng đã nói về các yêu chung về cách lấy bệnh phẩm cho các xét nghiệm thông thường. Trong bài viết này mình sẽ đi sâu vào cách lấy một số bệnh phẩm đặc biệt phục vụ cho các xét nghiệm sinh học phân tử
Hướng dẫn cách lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm đông máu
Ở bài viết trước mình đã nói về Một số yêu cầu chung với bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm lâm sàng. Hôm nay mình sẽ đi sâu hơn về một trong các nhóm xét nghiệm đó là xét nghiệm đông máu. Xét nghiệm đông máu là những xét nghiệm yêu cầu đòi hỏi cao về kỹ thuật lấy và bảo quản bệnh phẩm vì đây là những xét nghiệm rất nhạy, thời gian xảy ra phản ứng rất nhanh do các yếu tố đông máu rất dễ bị tiêu thụ. 
Yêu cầu chung với bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm lâm sàng
Việc lấy bệnh phẩm dùng để xét nghiệm là vô cùng quan trọng. Là khâu đầu tiên trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Cách lấy và tình trạng bệnh phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm. Mình đã chứng kiến rất nhiều trường hợp cùng một bệnh nhân nhưng với cách lấy bệnh phẩm khác nhau lại cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy lấy bệnh phẩm thế nào cho đúng? Yêu cầu tiêu chuẩn cho mỗi loại bệnh phẩm thế nào? Cách bảo quản từng loại bênh phẩm ra sao sẽ được mình trình bày dưới đây để hy vọng các nhân viên y tế và người bệnh sẽ lấy được các bệnh phẩm theo đúng yêu cầu nhằm tăng tính chính xác cho kết quả xét nghiệm.

Trang [1]| 2 || 3 |
0938238868 0938238868Facebook: Thiết-bịvật-tư-hoá-chất-xét-nghiệm-100709545162503/Zalo: 0938238868